Cháy nắng là gì?
Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương khi tiếp xúc với tia UV. Tia UV có thể đến từ ánh nắng hoặc từ thiết bị giường tắm nắng.
Điều gì làm tăng nguy cơ cháy nắng?
- Một số loại thuốc có thể khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tìm hiểu rõ hơn về những loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ cháy nắng của da bạn.
- Tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài. Bạn càng tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài, khả năng bị cháy nắng càng tăng.
- Tone da sáng sẽ có khả năng cháy nắng nhiều hơn.
- Khoảng thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng trong ngày có thể làm gia tăng khả năng cháy nắng. Từ 10h sáng đến 3h chiều là khoảng thời gian nhiều tia UV nhất.
- Da không được bảo vệ sẽ dễ dàng cháy nắng. Nguy cơ này sẽ tăng nếu da bạn không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc quần áo.
Dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng
Bạn có thể thấy dấu hiệu da bị cháy nắng ngay trong khi da tiếp xúc với tia UV hoặc có thể thấy sau vài giờ. Triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn sau khoảng 12-24h. Bạn có thể thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
- Da đỏ
- Đau hoặc có cảm giác bỏng rát
- Sưng hoặc có cảm giác căng
- Da phồng rộp
- Ngứa
- Da rộp và bong ra
Làm sao bạn biết da bị cháy nắng?
Bác sĩ có thể hỏi bạn về dấu hiệu và triệu chứng của bạn, và kiểm tra. Bác sĩ cũng có thể hỏi thời gian mà bạn tiếp xúc với ánh nắng hoặc giường tắm nắng, cũng có thể hỏi bạn có sử dụng kem chống nắng hay quần áo chống nắng gì không. Bác sĩ cũng có thể nếu bất kì ai trong gia đình bạn dễ bị cháy nắng hoặc có tiền sử bị ung thư da. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc đang mắc các bệnh lý khác.
Điều trị cháy nắng như thế nào?
Bạn cần tránh xa ánh nắng mặt trời hoặc giường tắm nắng. Điều trị có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng:
- Sử dụng đá lạnh: đá lạnh hoặc khăn ẩm có thể giúp bạn làm dịu da.
- Ngâm trong nước hoặc tắm: Ngâm trong nước hoặc tắm với nước ấm. Thêm bột yến mạch, baking soda vào nước tắm giúp giảm kích ứng da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Những sản phẩm có thành phần chứa lô hội, thuốc mỡ. Những sản phẩm này có thể giúp bạn làm giảm đau, giảm đỏ. Một số sản phẩm có chứa pro vitamin B5 (pantocream,…) giúp da bạn phục hồi nhanh hơn.
- Cấp nước đầy đủ cho cơ thể
Khi da bị cháy nắng cũng là lúc da bị mất nước khá nhiều do đó đồng thời với việc làm mát da thì bạn nên bổ sung ngay lượng nước cần thiết. Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin A, C, E như nước cam, cà rốt, nha đam, ổi, cà chua,….và hạn chế nước ngọt, nước có gas. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước mà bạn cần bổ sung hằng ngày.
- Thuốc:
- Acetaminophen: sử dụng để giảm đau. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều acetaminophen có thể có hại cho gan của bạn. Hãy đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng để bạn biết rõ hơn về thành phần hoạt chất có trong thuốc mà bạn sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn sử dụng thêm thuốc có acetaminophen. Trường hợp bạn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- NSAIDs như: ibuprofen, giúp giảm sưng, đau và sốt. Loại thuốc này có thể được bác sĩ kê đơn hoặc không. Tuy nhiên, NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày, hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Nếu bạn uống thuốc chống đông máu, luôn luôn phải hỏi ý kiến của bác sĩ để việc sử dụng NSAIDs an toàn cho bạn. Luôn đọc kỹ nhãn và làm theo hướng dẫn sử dụng.
- Steroids: giảm đỏ, đau và sưng. Thuốc này có thể được sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng kem bôi tại chỗ bị cháy nắng.
Làm thế nào để chống cháy nắng?
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn: Sử dụng kem chống nắng 15 đến 30 phút trước khi bạn ra ngoài, và thoa lại sau 2 tiếng. Bạn cũng cần sử dụng kem chống nắng sau khi bơi, đổ mồ hôi hoặc sau khi làm khô cơ thể bằng khăn.
- Mặc áo chống nắng: Bạn có thể sử dụng quần dài, áo dài tay, mũ vành to, kính râm giúp bạn tránh khỏi tác động của tia UV.
- Hạn chế ra ngoài trong khoảng 10h sáng đến 3h chiều: Điều này giúp bạn tránh được tia UV có cường độ cao nhất.
- Không nên phơi nắng quá lâu
- Tham khảo thêm vitamin bổ sung: Vitamin A, C, E có thể giúp da bạn chống lại tác hại của tia UV.
Khi nào bạn cần có sự can thiệp ngay lập tức?
- Khi da bạn xuất hiện mụn nước, bị vỡ hoặc chảy máu
- Khi bạn thấy chóng mặt, hoặc ngất đi
- Tăng sưng, tăng đau
- Khi bạn có dấu hiệu có vấn đề về trí nhớ
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi:
- Bạn bị sốt
- Da bị đỏ và ngứa sau khi dùng kem chống nắng
- Da và miệng bị khô, có cảm giác khát
- Bạn có thêm nốt tàn nhang, và thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước
- Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng sức khỏe
Phơi nắng để hấp thụ vitamin D là cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu bạn chưa biết cách hoặc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể dẫn đến những nguy hại cho cơ thể.
Nên có biện pháp tránh nắng và sử dụng sản phẩm chuyên dụng (pantocream…) kịp thời nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của cháy nắng.